Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 8
  • Hôm nay: 600
  • Trong tuần: 4366
  • Tất cả: 798380
Giới thiệu Trung Tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Ninh Thuận
              

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Ninh Thuận được thành lập tại Quyết định số 1139/2015/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, đây là niềm vui của những bậc phụ huynh có con, em bị khuyết tật trên toàn tỉnh, góp phần giúp cho các em được học văn hóa, được giáo dục kĩ năng sống, được hướng nghiệp để các em có thể hòa nhập vào xã hội, trở thành những công dân có ích cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

     Chức năng của Trung Tâm :
              
             Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận có các chức năng sau đây:

1. Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

2. Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

3. Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;

4. Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;

5. Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mức độ khuyết tật.

Nhiệm vụ của Trung tâm :

            Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận có nhiệm vụ tiếp nhận, giáo dục trẻ khuyết tật, hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập theo quy định; đồng thời thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các cơ sở giáo dục có người khuyết tật học hoà nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật;  là cơ sở cung cấp nội dung, chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.  Cụ thể như sau:

            1. Phát hiện khuyết tật, can thiệp giáo dục sớm người khuyết tật:

            a. Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát hiện, can thiệp sớm và chăm lo cho người khuyết tật; phối hợp với các cơ quan, ban ngành tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ khuyết tật ra lớp; tổ chức cho trẻ tuổi mầm non được can thiệp sớm, trẻ khuyết tật trong độ tuổi được đi học giáo dục chuyên biệt và giáo dục hoà nhập; tổ chức tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và những chủ trương chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật;

            b. Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phát hiện khuyết tật và xác định ảnh hưởng của người khuyết tật với việc giáo dục khuyết tật (công tác phát hiện-chẩn đoán- đánh giá -tư vấn);

            c. Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp giáo dục sớm người khuyết tật: xác định năng lực, nhu cầu của người khuyết tật, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, thực hiện các biện pháp can thiệp giáo dục sớm, đánh giá kết quả can thiệp giáo dục;

            d. Triển khai thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm, các hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lý, sức khoẻ, giáo dục, phục hồi chức năng phát triển kỹ năng cơ bản.

đ. Huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác can thiệp sớm và chăm sóc giáo dục cho người khuyết tật. Trung tâm là đầu mối của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể, cá nhân mong muốn đóng góp sức lực, nhân lực cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật. Tổ chức các hoạt động chia sẻ và nghiên cứu.

            2. Tư vấn giáo dục, hỗ trợ người khuyết tật:

            a. Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khuyết tật trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỉ lệ người khuyết tật được tư vấn, giáo dục, can thiệp sớm; rèn luyện kỹ năng đặc thù đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật; phát triển và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho người khuyết tật trước tuổi đi học (tiền học đường);

            bTư vấn cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật chọn lựa phương thức giáo dục phù hợp với người khuyết tật; giúp gia đình và cộng đồng hiểu rõ về đặc điểm phát triển của trẻ, kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng; tập huấn kỹ năng sống tạo cơ hội cho người khuyết tật phát triển và hòa nhập cuộc sống;

            c. Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật tới các cơ sở chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng (vật lý trị liệu, trị liệu âm nhạc, trị liệu ngôn ngữ…) đáp ứng nhu cầu giáo dục của người khuyết tật tại gia đình và cộng đồng; liên hệ với các dịch vụ phù hợp cho người khuyết tật, gia đình có người khuyết tật (máy trợ thính, giày trị liệu vận động…);

            d. Tổ chức cho người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng; thực hiện các dịch vụ cần thiết khác cho người khuyết tật.

            3. Trợ giúp tiếp cận giáo dục; bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy học đặc thù:

            a. Hỗ trợ triển khai giáo dục hoà nhập ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu;nghiên cứu biên soạn, cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, thiết bị, chuyển đổi phù hợp với dạng tật khiếm thị (chữ nổi Braile), khiếm thính (ngôn ngữ ký hiệu), chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ (chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, ...) và người khuyết tật dạng khác;

            b. Tổ chức khảo sát tình hình người khuyết tật trên địa bàn, xác định đối tượng cần được chăm sóc, giáo dục; đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương việc tổ chức chương trình giáo dục phù hợp từng loại đối tượng;

            c. Phát hiện khả năng, nhu cầu của người khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp; lập kế hoạch, huy động và tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia can thiệp sớm, giáo dục chuyên biệt và tham gia học hoà nhập;

            d. Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục hoà nhập ở cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ;

            đ. Tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; xây dựng nội dung chương trình, bồi dưỡng phương pháp và chuyển giao công nghệ giáo dục khuyết tật cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường mầm non, tiểu học, trung học phổ thông, thành viên các tổ chức quần chúng, phụ huynh trẻ khuyết tật, … về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục người khuyết tật; tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp khả năng và nhu cầu của người khuyết tật;

            e. Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên, nhân viên y tế về phục hồi chức năng, sử dụng những phương tiện phục hồi chức năng hiện đại (nếu có), cách làm và sử dụng  phương tiện phụ hồi chức năng bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương và gia đình trẻ khuyết tật; hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại gia đình;

            g. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về công tác chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ và thanh niên khuyết tật theo quy định;

            h. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật; tham mưu, tư vấn cho Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng, góp phần phát triển hệ thống giáo dục chăm sóc, hướng nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật;

            i. Tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về can thiệp sớm, phương pháp giáo dục dạy học hòa nhập và các kỹ năng đặc thù về các dạng tật.

4. Hướng nghiệp và dạy nghề:

            a.  Tiến hành đánh giá khả năng, nhu cầu làm cơ sở tư vấn  hướng nghiệp, dạy nghề cho người khuyết tật. Thực hiện hướng nghiệp dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật;

b.  Điều tra, khảo sát, phân loại, tìm kiếm nghề nghiệp, việc làm phù hợp hiện có tại địa phương, tổ chức cho thanh thiếu niên khuyết tật tham quan các cơ sở sản xuất, thử làm quen với nghề;

            c.  Vận động và phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội các huyện, thành phố và các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp, chuẩn bị các cơ sở dạy nghề, đào tạo, tìm kiếm việc làm…cho thanh thiếu niên khuyết tật.

5. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục chuyên biệt:

            Ngoài các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận còn có nhiệm vụ tiếp nhận, giáo dục trẻ khuyết tật trong độ tuổi được đi học theo hình thức giáo dục chuyên biệt.
              Một số hình ảnh của Trung tâm : 



   


  

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:         

Thông tin liên quan đến Trung tâm, liên hệ:

Số 10 Trương Định, Thị Trấn Phước Dân, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận

Điện Thoại : 0259.653.55.66

Email : tthtptgdhoanhaptinh@ninhthuan.edu.vn

Wedsite : tthtptgdhntinhninhthuan.edu.vn