Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 500
  • Trong tuần: 10842
  • Tất cả: 1882241
Chuyện học của nghiên cứu sinh Lê Huyền Thảo Uyên
Lê Huyền Thảo Uyên (ảnh) nêu gương điển hình vượt khó vươn lên học giỏi tiêu biểu của tỉnh ta. Em vừa được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Câu chuyện nỗ lực tự học, tự nghiên cứu của Thảo Uyên là bài học kinh nghiệm thực sự bổ ích cho các em học sinh trên bước đường học tập hội nhập với nền giáo dục phát triển của thế giới.

Lê Huyền Thảo Uyên (ảnh) nêu gương điển hình vượt khó vươn lên học giỏi tiêu biểu của tỉnh ta. Em vừa được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong học tập, nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Câu chuyện nỗ lực tự học, tự nghiên cứu của Thảo Uyên là bài học kinh nghiệm thực sự bổ ích cho các em học sinh trên bước đường học tập hội nhập với nền giáo dục phát triển của thế giới.

Chúng tôi đến thăm gia đình Lê Huyền Thảo Uyên tại Cửa hàng kinh doanh trang phục Đức Hậu, phường Kinh Dinh (Tp. Phan Rang-Tháp Chàm) nhân dịp em về thăm quê hương. Qua chuyện trò, được biết gia đình em có 5 người con đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm ổn định. Thảo Uyên là cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, niên khóa 2008-2011. Ngay từ mùa hè bước vào năm học lớp 10, em bị cuốn hút bởi những cuốn sách giáo khoa về Toán rời rạc, Toán tuyến tính của người chị gái đang học năm thứ 2 chương trình đại học Công nghệ thông tin. Em như lạc vào thế giới của Toán học và đắm chìm trong những ma trận phức tạp và những không gian vec-tơ biến hóa đầy hấp dẫn. Ngoài những buổi lên lớp, em dành toàn bộ thời gian “đóng cửa phòng” tự nghiên cứu Toán học. Sau hai năm say mê nghiên cứu, đến cuối năm học lớp 11, em đã hoàn thành đề tài Toán học “Ứng dụng Toán tích phân để tìm thể tích của các hình bất định”. Với vốn ngoại ngữ tuy ít ỏi nhưng em đã cố gắng dịch đề tài Toán học 18 trang A4 sang Anh ngữ và gởi qua Hoa Kỳ nhờ người thân tìm kiếm học bổng du học. Đề tài nghiên cứu của Thảo Uyên may mắn lọt vào “mắt xanh” của Tiến sĩ Miller, Giáo sư Trường Đại học West Virginia. Đầu năm 2012, em được nhận học bổng và chính thức trở thành sinh viên chuyên ngành Toán học tại Trường Đại học West Virginia. Điều khó khăn nhất là khi vào học năm thứ nhất, do khả năng tiếng Anh rất hạn chế nên em gặp không ít trở ngại trong việc tiếp thu bài giảng. Muốn học tốt chương trình đại học tại Hoa Kỳ đòi hỏi sinh viên phải thông thạo Anh ngữ. Em kiên trì đứng trước gương để luyện kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Nỗ lực từng bước vươn lên tiếp thu tốt bài giảng, đến giữa năm học thứ 3, em được chọn làm trợ giảng cho các giáo sư tại Trường Đại học West Virginia. Em liên tiếp đoạt ngôi quán quân giải Toán tích phân của nhà trường trong hai năm 2014 và 2015. Thảo Uyên đại diện sinh viên nhà trường tham dự cuộc thi Toán tích phân do Hội Toán học quốc gia Hoa Kỳ tổ chức, em được lọt vào top 24 sinh viên đạt thành tích cao nhất cuộc thi. Đồng thời, em vinh dự được kết nạp vào Hội Toán học Pi Mu Epsilon thành lập năm 1914 tại Hoa Kỳ để quảng bá về Toán học và công nhận những sinh viên thành công trong ngành Toán học.

Năm học 2015- 2016, Thảo Uyên tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành Toán học của Trường Đại học West Virginia được ghi danh vào Bảng vàng danh dự của nhà trường. Đồng thời, em được cấp bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ thế giới, Văn học. Vừa nhận bằng tốt nghiệp đại học, em được nhà trường mời làm giảng viên chuyên ngành Toán học. Em là giảng viên học thuật trẻ tuổi nhất và người Việt Nam duy nhất hiện nay của Trường Đại học West Virginia. Vừa giảng dạy, em vừa theo học chương trình Thạc sĩ Toán học, tốt nghiệp tháng 5- 2017. Thảo Uyên nhận học bổng chương trình nghiên cứu sinh và em phấn đấu hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Toán học vào năm 2021.

Lê Huyền Thảo Uyên cho biết: Em sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm giúp học sinh tỉnh ta tìm kiếm cơ hội du học. Điều em muốn chia sẻ với các bạn học sinh THPT là đừng bao giờ nghĩ rằng mình trở thành ai mà hãy nghĩ rằng mình muốn làm cái gì. Vì chính cái mong muốn ấy, cái đam mê ấy sẽ đưa chúng ta đến sự thành công. Niềm đam mê sẽ tạo ra ước mơ và cũng là nguồn dinh dưỡng cho ước mơ trở thành thành hiện thực. Các em học sinh hãy tìm cho mình một niềm đam mê vì chính niềm đam mê ấy sẽ khẳng định giá trị của bản thân sống thật sự có ích cho gia đình và xã hội.